Cấu tạo của điều hòa ô tô
Ngày nay, hệ thống điều hòa không khí dường như trở thành trang bị bắt buộc trên mọi xe ô tô. Hệ thống này thực sự phát huy công dụng trong những ngày hè oi bức hay những ngày đông giá rét. Hãy cùng Phụ tùng honda Thắng Long tìm hiểu cấu tạo của hệ thống điều hòa trên ô tô nhé.
1. Cấu tạo của hệ thống điều hòa trên xe ô tô
Máy nén (lốc lạnh)
Máy nén của hệ thống điều hòa trên xe ô tô được dẫn động bởi dây đai từ động cơ và ly hợp từ, điều khiển qua công tắc A/C. Khi lái xe nhấn công tắc A/C, ngay lập tức, ly hợp sẽ kích hoạt quay puly máy nén. Gas điều hòa ở nhiệt độ và áp suất thấp sẽ hóa hơi thông qua sự lấy nhiệt từ bên trong xe đã được hút và nén bằng máy nén. Lúc này, máy nén bơm môi chất ở nhiệt độ và áp suất cao vào giàn nóng là nơi dễ dàng hóa lỏng.
Giàn nóng
Giàn nóng của hệ thống điều hòa ô tô gồm: các ống và cánh tản nhiệt bằng nhôm được lắp phía trước két nước. Khi xe di chuyển, không khí sẽ chạy qua giàn nóng kết hợp mới một quạt làm mát để làm giảm nhiệt độ của môi chất. Nhiệm vụ của giàn nóng là chuyển đổi môi chất lạnh dạng hơi thành môi chất lạnh dạng lỏng ở nhiệt độ và áp suất cao.
Van tiết lưu
Van tiết lưu trên hệ thống điều hòa xe hơi có 2 nhiệm vụ. Sau khi không khí đi qua giàn nóng, môi chất lạnh dạng lỏng ở nhiệt độ và sáp suất cao sẽ được phun qua các lỗ nhỏ trong van tiết lưu. Và khi đi qua van tiết lưu, môi chất lạnh sẽ có nhiệt độ và áp suất thấp. Ngoài ra, van tiết luwu sẽ tự động điều chỉnh môi chất lạnh phun vào giàn lạnh, dựa vào nhiệt độ bên trong xe.
Giàn lạnh
Có kết cấu tương tự với giàn nóng nhưng giàn lạnh được thiết kế nhỏ gọn hơn. Nhiệm vụ của bộ phận này là làm bay hơi môi chất lạnh dưới dạng hơi sương ở nhiệt độ và áp suất thấp hông qua van tiết lưu để thôi không khí lạnh ra làm mát cho xe
Quạt giàn lạnh
Quạt giàn lạnh sẽ giúp đưa hơi lạnh từ giàn lạnh vào trong cabin ô tô. Tùy theo thiết kế và vị trí khe gió trên mỗi mẫu xe hơi, quạt giàn lạnh sẽ được bố trí với số lượng khác nhau.
6. Bộ lọc khô
Bộ lọc khô
Là bộ hút ẩm, nó có tác dụng loại bỏ hơi nước trong môi chất, phòng ngừa tình trạng nước bị đóng băng thành tinh thể dễ làm cho hệ thống bị phá hủy. Ngoài ra, bộ lọc khô này còn có một nhiệm vụ lọc khác là giúp giữ các chất ô nhiễm trong hoạt động của môi chất và hệ thống.
2.Nguyên lý làm việc của hệ thống điều hòa trên ô tô
Các kỹ sư áp dụng rất nhiều định luật vật lý để chế tạo nên một chiếc điều hòa. Thế nhưng, có hai nguyên tắc cơ bản là hiện tượng thu nhiệt khi một chất lỏng bay hơi và tỏa nhiệt khi nó chuyển từ hơi sang lỏng. Vì vậy, chiếc điều hòa không khí nào cũng có một máy nén, bình ngưng, bình làm khô, van giãn nở nhiệt, máy hóa hơi và “dòng máu” là chất làm lạnh. Chất làm lạnh là chất lỏng có khả năng bay hơi ở nhiệt độ thấp. Trước kia, ngành công nghiệp điện lạnh sử dụng chất R-12 nhưng do chứa chlorofluorocarbon (CFC) gây thủng tầng ozon nên nó được thay bằng R-134a từ 1996.
Tham khảo thêm: Có nên mua Grand I10 cũ hay không ?
Nguyên lý hoạt động của hệ thống điều hòa trên ô tô có thể tóm gọn thành các bước như sau: Đầu tiên, máy nén, được nối với động cơ thông qua dây curoa, hút chất làm lạnh ở thể khí (từ bình chứa gas) rồi nén ở áp suất cao. Khi bị nén, nhiệt độ chất làm lạnh tăng lên và nó được đẩy sang giàn nóng, nằm ở vị trí phía đầu xe, gần lưới tản nhiệt và có quạt riêng. Ở giàn nóng, do được tản nhiệt ở áp suất cao nên chất làm lạnh hóa thành thể lỏng và chuyển sang van giãn nở (hoặc van tiết lưu).
Tiếp theo, tại van tiết lưu, áp suất giảm đột ngột nên chất làm lạnh hóa hơi và chuyển tới giàn lạnh. Ở đây, nó lấy nhiệt từ môi trường xung quanh và khiến nhiệt độ giảm xuống. Hơi lạnh sẽ được quạt gió thổi ra môi trường. Gió thổi ra từ giàn lạnh có thể là gió ngoài (làm lạnh ngoài), gió trong ca-bin hoặc cả hai.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ cấu tạo của hệ thống điều hòa trên ô tô. Xin chào và hẹn gặp lại các bạn ở các bài viết tiếp theo!